Trang tin bat dong san dep

Trở thành nhân sự nòng cốt của startup cần gì?

Phong trào khởi nghiệp đã và đang nở rộ một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây. Rất nhiều nhân tài từ bỏ công việc “đáng mơ ước” để đầu quân cho các startup non trẻ. Xuyên suốt quãng thời gian 10 năm làm việc và trở thành Công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tìm kiếm việc làm – tuyển dụng nhân sự, CareerLink.vn cho rằng khâu tìm kiếm và lựa chọn nguồn nhân lực cho chính doanh nghiệp là yêu cầu hết sức quan trọng. So với các doanh nghiệp đã ổn định, startup luôn trong tình trạng biến động không ngừng. Do đó, một người muốn được xứng đáng nhìn nhận như một trong những “công thần” của startup, thì họ không chỉ đáp ứng yêu cầu cơ bản về chuyên môn mà còn phải có những yếu tố đặc thù khác.


Thông tin việc làm mới nhất tại https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/ho-chi-minh/HCM

1. Phù hợp với văn hóa của startup

Đây được xem là yếu tố cần thiết và quan trọng bậc nhất, vì mỗi startup đều có một văn hóa làm việc riêng. Ngoài việc đáp ứng những yêu cầu nhất định về chuyên môn, bạn cần phải phù hợp với các giá trị cốt lõi của startup. Các startup ban đầu không có quá nhiều người, do đó mỗi người đều là một mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động bền bỉ. Những thành viên nòng cốt thường xem nhau như anh em một nhà, và bạn cần học cách hòa hợp với mọi người. Startup không cần những ngôi sao lớn, lẻ loi mà cần những ngôi sao nhỏ tỏa sáng đều, có sự gắn kết chặt chẽ.

2. Tinh thần cống hiến

“Núi công việc” của các startup luôn trong tình trạng quá tải, và hầu như mọi người đều làm việc theo nguyên tắc “một người vì mọi người”. Ngoại trừ những công việc cụ thể, thì ai cũng phải làm việc với tinh thần nhiệt tình, không ngại lăn xả ngay cả phần việc dang dở của người khác. Mọi người có thể chỉ yêu cầu bạn hoàn thành “đúng người đúng việc”, nhưng nếu bạn chỉ giữ cái tư duy “làm công ăn lương” thông thường thì con đường thành công chung của startup sẽ không có tên bạn. Bởi lẽ việc tìm kiếm tiền bạc và danh vọng thì những công ty lớn sẽ dễ đáp ứng cho bạn hơn là môi trường startup đầy khó khăn, thử thách này.

3. Tôn trọng đạo đức làm việc


Yếu tố đạo đức là một điều cần đặc biệt quan tâm trong việc tuyển dụng người. Dù bạn có được xem như “siêu sao xuất chúng” trong lĩnh vực chuyên môn, thì giữa bạn và những người sáng lập đều bình đẳng như nhau. Đừng tự xem mình như “cái rốn của vũ trụ” vì thành tích xuất sắc trong công việc. Thái độ xem thường đồng nghiệp, hay huênh hoanh tự đắc là thứ khiến bạn không tìm được một chỗ đứng vững chắc nào, dù cho đó là startup mới hay doanh nghiệp đa quốc gia.

Theo thời gian nếu cả bạn và đội ngũ startup ban đầu phát sinh những mâu thuẫn dẫn đến không thể giải quyết, và bạn buộc phải ra đi thì hãy nhớ giữ “im lặng” về các thông tin nội bộ. Có thể mọi người sẽ còn gặp lại nhau trong những tình cảnh khác, nên đừng vì lòng tham mà đánh mất đi những người bạn. Đội ngũ startup rất sẵn lòng viết cho bạn một thư giới thiệu để giúp bạn tìm được một công việc khác tốt và phù hợp hơn!

4. Kinh nghiệm

Yếu tố kinh nghiệm luôn là “vũ khí” cạnh tranh quan trọng của bất kì nhân viên nào. Rất nhiều startup từ chối việc nhận “người học việc”, vì họ quan tâm nhiều đến tính hiệu quả công việc hơn chi phí sử dụng. Tất nhiên, việc cần có kinh nghiệm hay không chỉ dừng lại ở mức tương đối vì điều này phụ thuộc nhiều vào định hướng phát triển của startup. Nhưng nếu bạn đến với startup bằng bảng lý lịch “sáng giá” thì đội ngũ startup sẽ có lòng tin trong việc giao phó những nhiệm vụ chủ chốt cho bạn.

5. Sáng tạo

Sáng tạo luôn là một yếu tố cần thiết cho mọi việc, đặc biệt là trong môi trường startup. Mọi thứ bắt đầu với startup đều rất mới, và họ cần thuê người với tư duy thông thoáng, rộng mở. Nếu bạn tìm ra những phương pháp tối ưu để giải quyết công việc theo cách hiệu quả nhất trong trường hợp khan hiếm vốn ban đầu, thì bạn sẽ như một “liều doping” quan trọng mà startup cần khi khó khăn.

Từ người làm thuê trở thành nhân sự nòng cốt của startup

Mọi startup luôn muốn tìm kiếm những nhân sự nòng cốt mới, tài năng để góp phần vào phát triển chung. Thành công không đến từ những cá nhân mà thuộc về tập thể. Startup quan tâm đến chất lượng hơn là số lượng, và đội ngũ sáng lập hoàn toàn hoan nghênh bạn bước vào hàng ngũ nòng cốt nếu bạn thực sự xứng đáng.

Nguồn: ICT News

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.